
Với sự phát triển thay đổi không ngừng của công nghệ in chuyển nhiệt , cho ra đời những dòng máy in – công nghệ tiên tiến nhất giúp quá trình sử dụng của con người được tiết kiệm thời gian công sức gấp nhiều lần. Nhưng bên cạnh đó ta thấy tại thị trường Việt Nam 2 công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa vẫn không thay đổi và ngừng pháp triển rộng hơn bởi nó đang có những điểm mạnh riêng của mình. Hãy cùng tongkhodecal Sphinx tìm hiểu rõ hơn về công nghệ in ấn nào tốt nhất qua bài viết “ so sánh in chuyển nhiệt và in lụa” dưới đây nhé.
So sánh in chuyển nhiệt và in lụa
Kỹ thuật ngày càng hiện đjai kéo theo công nghê mới càng
phát triển và liên tục ra đời để phục vụ tốt cho ngành in ấn lên vải cũng như
ngành sản xuất. Trước đây, đa phần mọi người sẽ thường hay nói hoặc nghe đến kỹ
thiajat in lưới, in sơn, in lụa,.. lên vải còn bây giờ thì thay vào đố có thêm
nhiều kỹ thuật in hiện đại hơn.
Ngày nay thì công nghệ in chuyển nhiệt được nhắc đến nhiều hơn và nhiều hộ kinh doanh cá thể sử dụng công nghệ này nhiều hơn. Vậy liệu công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa thì phương pháp nào tốt hơn?
Để giải đáp thắc mắc này , ngay sau đây Tongkhodecal Sphinx sẽ so sánh in chuyển nhiệt và in lụa với những ưu nhược điểm nổi bật của 2 công nghệ này nhé, từ đó bạn sẽ đánh giá được công nghệ nào tốt hơn.
Khái niệm về công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa
Công nghê in chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt là phương pháp in kỹ thuật số, chúng ta sẽ in hình ảnh, chữ số lên bề mặt giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng và dùng mực in chuyển nhiệt, sau đó dùng máy ép nhiệt để in ép hình ảnh, chữ số cần in lên bề mặt vải.
In lụa là gì?
In lụa là một kỹ thuật in ấn, in lụa thì được mọi người trong ngành in đặt tên cho, bởi nó xuất phát từ bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau khi bản lưới lụa được thay thế bới các vật liệu khác như vải bông hay vải sợi hóa học và lưới kim loại thì tên gọi của nó được thay đổi thành in lưới
Đơn giản để mọi người dễ hiều về in lưới đó là kiểu in mà các hình in được làm trên khung lưới chuyên dụng. Trong in lưới thì mỗi 1 màu sẽ được in bằng một bảng khác nhau.
VD: in lên áo bạn gồm có 5 màu: xanh, đỏ, đen, vàng, tím thì lúc in áo người in sẽ phải làm với 5 bảng lưới tương ứng với 5 màu ( 1 bảng đen, 1 bảng đỏ, 1 bảng vàng,..) trên ảng mà đỏ chúng ta sẽ in tất cả những họa tiết màu đỏ và tương tự các bảng khác cũng vậy. Tùy vào mẫu thiết kế mà người in sẽ in lên áo các bảng màu theo thứ tự khác nhau.
Nguyên lý hoạt động của in chuyển nhiệt và in lụa
Nguyên lý hoạt động in chuyển nhiệt
In chuyện nhiệt là sự thăng hoa của hạt mực khi gặp nhiệt độ cao, mực sẽ bám và liên kết trên các chất liệu và sử dụng một loại mực in đặc biệt đó là mực in chuyển nhiệt in lên giấy in chuyển nhiệt. Sau đó sử dụng một máy ép nhiệt phẳng, để ép chuyển những hình ảnh từ giấy in chuyển nhiệt lên bề mặt vải, giúp mực bám chặt lên vải áo hơn.
Nguyên lý hoạt động của in lụa
In lụa trên trên nguyên lý thấm mực, mực sẽ được cho vào khung gỗ hoặc khung nhôm và được gạt qua lại bằng một lưỡi cao su, dưới áp lực của dao gả thì chỉ một phần mực sẽ được thấm qua lưới in ( 1 phần lưới in đã bị bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in). Sau đó in lên vật liệu in mà trước đó bạn đã chuẩn bị để tạo thành chữ, số hoặc hình ảnh.
Trước đây thì chúng bắt đầu được in bằng thủ công sau đó nhờ công nghệ phát triển nên đã được tự đống hóa bằng máy móc hết.
Kỹ thuật này áp dụng trên rất nhiểu vật liệu cần in như: vải, mặt đồng hồ, nilon,…và đến hiện tại bây giờ khi đã có rất nhiều kỹ thuật công nghệ/phương pháp ra đời nhưng nhiều người vẫn giữ nguyên kỹ thuật in lưới này.
So sánh ưu điểm và nhược điểm của in lụa và in chuyển nhiệt
Ưu nhược điểm của in lụa
Ưu điểm in lụa
- Phương pháp in đơn giản
- In được trên nhiều loại vải khác nhau và màu sắc khác nhau. Màu sắc hình ảnh in lên không bị lệch màu so với màu nền của áo hay của vải.
- In số lượng lowsnphuf hợp với xí nghiệp, xưởng may có quy mô vừa và lớn
Nhược điểm
- Chất lượng hình ảnh in ấn chưa được sắc nét, không in được nhưng hình ảnh có độ phức tạp cao.
- Hình ảnh không đạt đến độ sắc nét vì vậy phương pháp in lụa phù hợp với quần áo theo thười vụ hoặc các thiết kế thời vụ có độ bền 3-4 tháng.
- Việc chuẩn bị rất nhiều khâu trước khi in ấn cũng là trong những nhược điểm khiến cho nhiều doanh nghiệp không thích thú lắm khi mà công nghệ in chuyển nhiệt ra đời.
Ưu nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
Ưu điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
- Với công nghệ này mọi người có thể in ấn màu sắc đa dạng, in được nhiều chi tiết phức tạp, độ nét cao, không bị vỡ hình in, khó bong tróc.
- Chi phí đầu tư thấp, giá nguyên vật liệu rẻ, công nghệ in này tương đối dễ dàng, đơn giản phù hợp cho những hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ đến xưởng may mặc.
- Số lượng công nhân ít, khẩu chuẩn bị đơn giản không cầu kỳ nhưng vẫn mang lại chất lượng tốt, hình ảnh sắc nét bền màu.
- Nhờ vào đặc tính dễ sử dụng mà công nghệ in chuyển nhiệt được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là in vải, in lên áo, in lên cốc,…
Nhược điểm
- Giới hạn sản phẩm in lên, chỉ in được trên áo thun sáng màu, không in được trên áo tối màu và áo cotton 100%. In được trên các loại phôi chuyển nhiệt như: gạch men, phale, thủy tinh, phôi ốp lưng, móc khóa,..
Có những dòng máy ép chuyển nhiệt chỉ phù hợp mô hình nhỏ lẻ, tính tự đồng hóa chưa thực sự cao. Đơn giản alf nếu bạn muốn in hình lên cốc sứ thì bắt buộc phải dùng máy ép nhiệt cốc chuyên dụng, in hình, chữ lên mũ thì phải dùng máy ép mũ,…
Ngoài dùng công nghệ in chuyển nhiệt để in lên áo, bạn cũng có thể dùng phương pháp in bằng decal chuyển nhiệt. Đây là kỹ thuật in đang được mọi người ưa chuộng nhiều nhất hiện nay, bởi công nghệ hiện đại, hình ảnh sắc nét, độ bền màu cao.
Mọi người có thể tham khảo các dòng decal in chuyển nhiệt hót nhất tại đây nhé !
So sánh độ bền màu của in chuyển nhiệt và in lụa? Phương pháp in nào bền hơn?
Độ bền của in chuyển nhiệt
Có rất nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi “in chuyển nhiệt có bền không”?. Thì hôm nay Tongkhodecal Sphinx sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Có thể nói độ bền của công nghệ in chuyển nhiệt ít có phương pháp nào so sánh được.
Khi in, bản in trên giấy với sức nóng của nhiệt độ bà áp lực lớn của máy ép đã ăn sâu vào vải, vì vậy độ bền của của công nghệ in chuyển nhiệt được xem là vĩnh viễn theo sản phẩm. Cho dù bạn có dùng nước tẩy hay công cụ mài thì hình in vẫn bám vào vải mà không bị bong khỏi bề mặt vải. vậy nên bạn có thể yên tâm về độ bền của công nghệ in chuyển nhiệt này, còn về độ bền màu thì sẽ thụ thuộc màu cách sử dụng của bạn để giữ màu được bền lâu hơn.
Độ bền của in lụa
Như Tongkhodecal Sphinx đã chia sẻ ở trên thì phương pháp in lụa chỉ phù hợp với quần áo theo thời vụ hoặc những thiết kế mẫu mã theo mùa có độ bền khoảng 3-4 tháng thôi. Bởi khi bạn in những hình ảnh lên những chất liệu có độ co giãn vải cao thì rất dễ xảy ra tình trạng vỡ hình làm có độ bền kém đi.
Từ đây chung ta có thể thấy công nghệ in chuyển nhiệt lên áo có độ bền sẽ tốt hơn và lâu hơn so với phương pháp in lụa. Mọi người có thể trực tiếp đánh giá bằng cách thực hiện test thử cả 2 phương pháp này lên áo của mình để thấy rõ chất lượng 2 phương pháp đem lại.
Nên chọn phương pháp nào tốt nhất?
Từ những vấn đề trên chúng ta đều thấy mỗi một kỹ thuật in đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó những doanh nghiệp hay cá thể trong ngành in luôn mong muốn tìm cho mình một công nghệ in phù hợp và đem lại chất lượng tốt nhất. Thế nhưng, để tìm được một công nghệ in phù hợp nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu vải, nhu cầu sử dụng, kinh phí, độ khó của hình in,…
Trên thực tế đẻ in hình ảnh lên áo đồng phục, áo nhóm,..với yêu cầu cần sự đa dạng về màu sắc cũng như hình ảnh và chi tiết phức tạp thì giữa 2 kỹ thuật in trên, chúng ta sẽ thấy xông nghệ in chuyển nhiệt là sự lựa chọn tốt nhất. Vì:
+ Bên may mặc: Chi phí đầu tư ( máy móc, nguyên vật liệu) ban đầu thấp nhưng đem lại những sản phẩm rất chất lượng. Đặc biệt in chuyển nhiệt cũng có thể in được với số lượng đơn hàng lớn nên cũng đáp ứng được nhu cầu về mặt thời gian thực hiện đơn hàng đấy. Nếu các đơn vị kết hợp được cả 2 yếu tố trên thì sẽ xây dựng được lòng tin với khách hàng về sản phẩm của mình. Từ đó, thương hiệu của bạn sẽ được phát triển rộng rãi hơn, thu hút nhiều khách hàng quan tâm tin dùng sản phẩm hơn.
+ Về khách hàng: Khi chúng ta nhận được một chiếc áo ưng ý cả về chất lượng hình in lẫn giá cả tốt thì bao giờ cũng vui vẻ hài lòng và tin tưởng. Tự tin mặc những chiếc áo đẹp, hợp thời trang ở mọi lúc mọi nơi.
Với những so sánh từ đầu bài viết tới giờ có thể thấy công
nghệ in chuyển nhiệt có nhiều lợi thế hơn so với in lụa.
Thao tác thực hiện công nghệ in chuyển nhiệt khá đơn giản không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật. Ngoài ra rất dễ dàng in được lên bề mặt vải, độ bền hình in cao. Ngoài in chuyển nhiệt lên áo thun, công nghệ in chuyển nhiệt còn có thể in lên gạch đá, pha lê, mũ nón, ốp điện thoại,..
Đối với in lụa thì ưu điểm in được số lượng nhiều và in được trên nhiều chất liệu vải khác nhau. Điểm trừ của ký thuật in này là độ bền kém, sau một thời gian sử dụng màu sắc dễ bị phai và bong tróc.
Có thể thấy với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại như hiện nay thì 2 công nghệ trên cũng không bị mai một bởi có những điểm mạnh của mình. Phải kể đến là công nghệ in chuyển nhiệt hoặc công nghệ in bằng decal chuyển nhiệt đang mang lại một sự đột phá trong lĩnh vực in ấn, nhờ đó mà ngành thời trang được gia tăng một cách dễ dàng. Do đó bạn cần lựa chọn cho mình một công nghệ in phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình nhé.
Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Related Post
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Decal in phản quang màu bạc
Decal chuyển nhiệt Decal Trung Quốc Decal phản quangDecal Chống Nhiễm Màu
Decal chuyển nhiệt Decal Hàn Quốc Decal CắtDecal Chuyển Nhiệt PVC Hàn Quốc
Decal chuyển nhiệt Decal Hàn Quốc Decal CắtTin tức mới
-
Decal màu trắng giá rẻ, chất lượng nhất 2021
Jul 13 2021 -
Giải pháp in áo tối màu hiệu quả nhất 2021
May 26 2021 -
Giá giấy in decal chuyển nhiệt tốt nhất
Feb 02 2021